Đang truy cập :
19
Hôm nay :
1520
Tháng hiện tại
: 47435
Tổng lượt truy cập : 2081374
Ruốc khô! Nghe cái tên đã thấy không có “độ” mướt nào. Ngay khi con ruốc còn tươi cũng chỉ có mẩu thịt cỏn con. Mùa ruốc rộ, dân làng chài đem phơi, mẩu thịt ấy mau chóng bốc hơi theo nắng. Vậy mà mấy tháng sau, khi nhà cúng giỗ hoặc có khách, gia chủ mở nắp hũ sành ra, ruốc khô thơm ngào ngạt.
“Trên đời khó có gì bằng/Đầu con cá chép và lép con cá leo”. Bữa rượu đãi bạn xa quê càng thêm rôm rả với bao chuyện về thuở ấu thơ buông câu, thả lưới trên đồng vào những ngày mưa lũ
Bãi Con thật là “bé hạt tiêu”. Có chút xíu nhưng có thể đón hàng trăm khách du lịch sinh thái mà không hề cho cảm giác chật chội bởi vì Bãi Con chỉ là “tiền sảnh” thôi. Ngôi nhà du lịch sinh thái biển chính là những gành đá, những vách núi hoang sơ, kéo dài mãi về phía đông, đợi chân người khám phá.
Nếu có dịp đến với Sa Huỳnh, ngoài biển xanh cát trắng, đừng quên ghé vào thăm thú chợ quê của người dân nơi đây. Bạn sẽ phải bất ngờ vì không chỉ riêng mình mà rất nhiều du khách khác cũng bị cuốn hút bởi những sản vật hấp dẫn ở chợ quê dân dã ấy. Đặc biệt là món bánh kẹp, từ tiếng mời chào giòn dã đến vị dừa béo ngậy, ngào ngạt thơm, chắc chắn sẽ níu chân bạn ngay từ cổng chợ.
Không ai ngờ những con mực Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) mỏng manh, nho nhỏ, có người kêu là 'mực cỏ' nhưng sau khi rim lại có… 'võ' như vậy.
Món ăn chế biến bằng phương pháp luộc rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Đơn giản thì có rau luộc, cầu kỳ hơn thì có lòng luộc nhưng để món luộc ngon, không phải ai cũng biết cách.
Sa Huỳnh, vùng biển đẹp thơ mộng ở tỉnh Quảng Ngãi với lượng hải sản dồi dào được cư dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon: mắm nhum, mắm cái cá cơm, mực khô, chả cá... Sau khi thưởng ngoạn “cát vàng – biển xanh”, du khách có thể thưởng thức các món chế biến từ hải sản tươi vừa đánh bắt, thêm món chả cá “cho đời thêm ý vị”.
Mỗi ngày, tôi có không ít lần cám ơn. Cám ơn nụ cười bạn bè buổi sáng. Cám ơn câu chào đượm nghĩa xóm tình làng. Cám ơn bữa cơm canh nóng hổi rất đúng giờ của bà xã… Chiều nay tôi có thêm một lần cám ơn: Cơn mưa chiều Quảng Ngãi. Vì nếu không có cơn mưa này, tôi đã không được ăn một bữacơm chiên ngon hết ý.
Sa Huỳnh, vùng quê ven biển xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, nơi gắn liền với nền văn hóa có niên đại khoảng 3.000 năm về trước. Vùng quê này nổi tiếng với những đặc sản: Cua huỳnh đế, nhum, sò, hàu… Và thật đáng tiếc nếu khách lãng du đã từng thưởng ngoạn phong cảnh “cát vàng biển xanh”, nhưng chưa được thưởng thức món cua đá luộc chấm muối tiêu chanh.
Cá chuồn thường được đánh bắt từ sau Tết Nguyên đán đến cuối tháng 5 âm lịch. Nhưng trong những ngày đầu hạ là khoản thời gian thịt cá săn chắc và thơm ngon nhất. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Cá chuồn nấu mít non, chiên, nướng, cá chuồn nấu canh chua… Nhưng đối với nhiều người dân ở vùng biển Mỹ Á thì món gỏi cá chuồn vẫn luôn hấp dẫn so với những món ăn khác.
Dọc theo Quốc lộ 1A, cách TP Quảng Ngãi hơn 30km về phía Nam, có biển Sa Huỳnh (thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), kéo dài gần 6km cong hình lưỡi liềm với bãi biển hoang sơ, thơ mộng, xanh ngát một màu
Tôi có người bạn định cư ở Mỹ. Mỗi lần về thăm quê, anh lại bảo tôi đưa đến vùng biển Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) tìm mua lọ mắm ruột cá ngừ về ăn rồi cứ xuýt xoa, tấm tắc khen ngon.
Ốc gừng là một loại thủy sinh khá lạ lẫm với nhiều thực khách, nhưng rất quen thuộc với ngư dân Quảng Ngãi. Ốc sinh sống ở các ghềnh đá ven biển trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ. Ốc gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món ốc luộc và ốc xào sả ớt.
Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.
Ở vùng biển Bình Định - Quảng Ngãi, có một giống cua được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua. Với bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao, nó xứng đáng được gọi là loài cua mang chữ “đế”. Nghe nói nguyên thủy tên cua là “hoàng đế”, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy. Đành rằng cua... không biết vua là ai nhưng người thì phải sợ vua. Từ đó cua hoàng đế được gọi là huỳnh đế.
Bãi biển Sa Huỳnh chạy dài đến năm, sáu km, cong cong hình lưỡi liềm. Đáy biển thoai thoải, không có bãi đá ngầm, có thể là những bãi tắm lý tưởng đối với du khách đến đây nghỉ hè, vui chơi và tắm biển. Ngoài ra, Sa Huỳnh còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ... thu hút du khách vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Để phục vụ khách du lịch, ngành du lịch Quảng Ngãi còn xây dựng tại đây KHU DU LỊCH SA HUỲNH để đón khách đến nghỉ ngơi, an dưỡng.
Hồi nhỏ, cứ vào tháng chạp, lũ trẻ nông thôn chúng tôi thường hóng chuyện người lớn chỉ để biết ngày nào làng cúng thành hoàng dịp tất niên. Lễ cúng diễn ra ở đình làng với khá nhiều món nhưng bọn trẻ chỉ hau háu nhìn những chõ xôi điều. Cúng xong, ông chủ lễ vét số xôi trong nồi cho lũ trẻ, mỗi đứa một nhúm nhỏ thôi, vậy mà mừng hết lớn.